Nhảy đến nội dung
x

Đào tạo cao học - Ngành Bảo hộ lao động (8900103)

1. Mục tiêu đào tạo
  • Đào tạo học viên có thái độ, hành vi và ý thức vì cộng đồng, xã hội, có khả năng vận dụng những kiến thức cơ sở của ngành học trong hoạt động quản lý an toàn, vệ sinh lao động, kỹ thuật xử lý môi trường lao động. Học viên có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật xử lý môi trường lao động và quản lý an toàn vệ sinh lao động; Ứng dụng tốt các nguyên lý, qui trình, phương pháp, kỹ thuật trong quản lý an toàn; nhận diện mối nguy và đánh giá rui ro trong môi trường lao động.
  • Học viên được trang bị các kỹ năng phân tích, xử lý những vấn đề trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng nghiên cứu, làm việc độc lập và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành; kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động tại đơn vị.
  • Học viên tốt nghiệp đạt được các chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học theo quy định, có cơ hội trở thành các chuyên gia tư vấn, chuyên gia quản trị trong lĩnh vực bảo hộ lao động, vệ sinh lao động; tham gia nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động ở bậc đại học; quản lý An toàn sức khỏe môi trường (HSE) trong doanh nghiệp đa quốc gia cũng như cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực An toàn sức khỏe nghề nghiệp.
  • Học viên có đủ kiến thức và khả năng nghiên cứu tốt để tiếp tục theo học tại các chương trình đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước.
2. Điều kiện dự tuyển

2.1. Về văn bằng:

Có bằng tốt nghiệp đại học (không phân biệt cơ sở đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp) ngành Bảo hộ lao động. Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần, ngành phù hợp với ngành Bảo hộ lao động hay An toàn vệ sinh lao động như Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường, Kỹ thuật hóa học, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật công trình xây dựng, Điện – Điện tử, Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Cơ điện lạnh, Cơ khí chế tạo máy, Quan hệ lao động, Cơ khí động lực, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, Kỹ thuật Hóa dầu, Kỹ thuật Dệt – May, Kỹ thuật Luyện kim, Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Kỹ thuật hạt nhân... phải học bổ sung kiến thức chuyển đổi chuyên ngành đào tạo. Căn cứ vào bảng điểm tốt nghiệp, Trường đại học Tôn Đức Thắng quyết định số môn học bổ túc kiến thức.

2.2. Về thâm niên công tác:

Được đăng ký dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

  • Đối với các cán bộ đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động, Bảo hộ lao động nếu được cơ quan cử đi học do nhu cầu công tác (có công văn do Thủ trưởng đơn vị ký), có thâm niên > 2 năm tính từ ngày công tác đến lúc nộp hồ sơ, có hợp đồng lao động dài hạn thì có thể không cần tốt nghiệp đại học gần với ngành Bảo hộ lao động/An toàn vệ sinh lao động.
3. Hình thức thi tuyển sinh

- Các môn thi tuyển sinh:

Môn cơ bản: Toán cao cấp.

Môn cơ sở: Cơ sở khoa học Bảo hộ lao động

Môn ngoại ngữ: tiếng Anh.

- Hình thức thi tuyển sinh:

Môn cơ bản và môn cơ sở: hình thức thi tự luận, thời gian làm bài 180 phút. Môn ngoại ngữ: môn tiếng Anh thi 3 kỹ năng nghe – đọc – viết, hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài 120 phút và kỹ năng nói.

- Miễn thi Anh văn:

Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được cấp bởi cơ sở giáo dục đại học nước ngoài (ngôn ngữ sử dụng chính trong quá trình học tập phải là tiếng Anh) và cơ sở giáo dục (hoặc văn bằng của cơ sở giáo dục) này: nằm trong danh mục các cơ sở giáo dục, văn bằng đại học được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận; hoặc trong danh mục các cơ sở giáo dục đại học mà giữa quốc gia họ với Việt Nam có Nghị định thư hoặc một hình thức văn bản cấp quốc gia công nhận; hoặc là cơ sở giáo dục đại học trong TOP 1.000 thế giới theo THE, QS; hoặc bằng tốt nghiệp từ những chương trình liên kết đào tạo đã được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam có văn  bản đồng ý, cho phép thực hiện...; Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch; Có bằng tốt nghiệp đại học Ngành ngôn ngữ Anh; Thí sinh dự tuyển có chứng chỉ tiếng Anh tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ GD&ĐT cho phép cấp chứng chỉ (trình độ B1); hoặc có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: IELTS 4.5, TOEFL PBT 450, TOEFL iBT 45, TOEIC 450 còn trong thời hạn có giá trị đến ngày đăng ký dự tuyển (đối với chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt); Thí sinh dự tuyển có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: IELTS 5.5, TOEIC 600 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương còn trong thời hạn có giá trị đến ngày đăng ký dự tuyển (đối với chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Anh).

4. Giới thiệu chương trình đào tạo
  • Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.
  • Tổng thời gian đào tạo là 1.5 năm, với tổng số tín chỉ đào tạo là 60 tín chỉ.
  • Chương trình đào tạo hiện đại, được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo của các trường tiến tiến trên thế giới, đảm bảo được việc cập nhật những kiến thức mới nhất dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm.
  • Học viên được làm quen với việc viết bài tham dự các hội nghị chuyên ngành trong nước cũng như quốc tế, bài đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; giúp dễ dàng học tiếp lên bậc Tiến Sĩ.
  • Khoa có liên kết với nhiều trường đại học lớn trên thế giới như: Đại học Kỹ thuật Ostrava, Đại học Hóa công nghệ Prague (Cộng hòa Séc), Đại học Feng Chia, Ming Chi (Đài Loan)... Vì vậy, học viên có thể đến các trường này thực tập và làm việc với những Giáo Sư hàng đầu thế giới về luận văn tốt nghiệp. Kết quả là học viên được tiếp cận với môi trường làm việc tiên tiến với chi phí thấp nhất. Bằng kinh nghiệm trong thời gian thực tập ở nước ngoài, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ dễ dàng xin được học bổng Tiến sĩ cũng như rút ngắn được thời gian học Tiến Sĩ ở nước ngoài.
  • Học viên tốt nghiệp loại giỏi nếu có nhu cầu học tiến sĩ ở nước ngoài sẽ được ưu tiên xem xét giới thiệu xin học bổng.
  • Học viên được truy cập vào kho dữ liệu khoa học công nghệ ScienceDirect, Springer…để tải các bài báo mới nhất trên toàn thế giới.
5. Kế hoạch đào tạo

Chương trình được chia làm 03 nhóm học phần, được đào tạo trong 03 học kỳ liên tiếp (chương trình đào tạo đính kèm), cụ thể:

  • Học kỳ 1: Học viên học các học phần cơ sở và chuyên ngành;
  • Học kỳ 2: Học viên sẽ học các học phần chuyên ngành;
  • Học kỳ 3: Học viên thực hiện luận văn thạc sĩ trong thời hạn 6 tháng.
6. Khung chương trình đào tạo

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG (8900103)

Mã số học phần

Tên học phần
(tiếng Việt)

Tên học phần
(tiếng Anh)

Tổng TC

Phần kiến thức chung

 

Tiếng Anh

English

10

 

Triết học Mác – Lênin

Philosophy

3

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methods

2

Phần kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành 

Các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành bắt buộc

 

Quản lý an toàn lao động

Labour Safety Management

2

 

Quản lý vệ sinh lao động

Industrial Hygiene Management

2

 

Sức khỏe nghề nghiệp

 Occupational Health

2

 

Quản lý sự cố

Incident Management

2

 

Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

Hazard Identification and Quantified Risk Analysis

2

 

Kỹ thuật xử lý môi trường lao động

Working Environment Treatment Techniques

2

Các học phần chuyên ngành tự chọn (chọn 18/44 tín chỉ, trong đó có 01 chuyên đề nghiêu cứu)

 

Ergonomics

Ergonomics

2

 

Tiếng ồn

 Noise

2

 

Bức xạ

Radiation

2

 

Quản lý an toàn hóa chất

Chemical Safety Management

2

 

Ứng phó khẩn cấp

Emergency Response Planning

2

 

Lập kế hoạch HSE

Safety Health and Environmental Program

2

 

Chương trình quản lý sự thay đổi

Management of  Change

2

 

Độc chất công nghiệp

Industrial Toxicology

2

 

Huấn luyện an toàn lao động

Safety Training

2

 

An toàn không gian hạn chế

Safety Confined Space

2

 

Thực hành sơ cấp cứu

Practise Fist Aid

2

 

Kiểm soát khí thải doanh nghiệp

Enterprise Emissions Control

2

 

Kiểm soát chất thải rắn doanh nghiệp

Enterprise Solid waste Control

2

 

Kiểm soát nước thải doanh nghiệp

Enterprise Wastewater Control

2

 

Quản lý chất thải nguy hại

Toxic and Hazardous Waste Management

2

 

Hệ thống quản lý môi trường EMS

Environmental Management System

2

 

Hệ thống Quản lý QHSE

HSE and Quality Management Systems

2

 

Giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm

Pollution Minimization and Prevention

2

 

Chuyên đề nghiên cứu Xây dựng tiêu chí đánh giá HSE tại doanh nghiệp

Advanced Topics in
Establishing Criterias for Evaluating the HSE in Enterprise

2

 

Chuyên đề nghiên cứu về Quản lý bảo hộ lao động

Advanced Topics in
Labour Safety Management

2

 

Chuyên đề nghiên cứu về Quản lý vệ sinh lao động

Advanced Topics in
Industrial Hygiene Management

2

 

Chuyên đề nghiên cứu về Kỹ thuật xử lý môi trường lao động

Advanced Topics in
Working Environment Treatment Techniques

2

Luận văn thạc sĩ

 

15

 

Luận văn thạc sĩ

Master's Thesis

15

Tổng cộng

 

60

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG (8900103)


STT

Mã số học phần

Nội dung

Tín chỉ

Môn chung (tổ chức thường xuyên ở mỗi học kỳ)

15

1

 

Anh văn

10

2

 

Triết học Mác – Lênin

3

3

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

Học kỳ 1

14

1

 

Quản lý an toàn lao động

2

2

 

Quản lý vệ sinh lao động

2

3

 

Sức khỏe nghề nghiệp

2

4

 

Quản lý sự cố

2

5

 

Tự chọn 1

2

6

 

Tự chọn 2

2

7

 

Tự chọn 3

2

Học kỳ 2

14

1

 

Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

2

2

 

Kỹ thuật xử lý môi trường lao động

2

3

 

Tự chọn 4

2

4

 

Tự chọn 5

2

5

 

Tự chọn 6

2

6

 

Tự chọn 7

2

7

 

Tự chọn 8

2

Học kỳ 3

17

1

 

Tự chọn Chuyên đề nghiên cứu

2

2

 

Luận văn Thạc sĩ

15

Tổng cộng

60

7. Chuẩn đầu ra

1

Kiến thức chung

Lý luận chính trị

  • Biết, hiểu và có thể trình bày rõ các nguyên lý, phạm trù, qui luật của phép biện chứng và vận dụng được trong phân tích hiện thực;
  • Hiểu rõ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nghiên cứu khoa học

  • Hiểu và xác định được vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong nghiên cứu khoa học; xác định phương pháp và giải pháp để giải quyết vấn đề; biết cách triển khai và điều chỉnh giải pháp trong quá trình ứng dụng thực tiễn.

Kiến thức chuyên môn

Những hiểu biết, thông tin cao hơn về chuyên ngành

  • Kiến thức sâu và hiểu biết phương pháp luận khoa học về chuyên ngành;

2

Kỹ năng nghề nghiệp

Về chuyên môn

  • Khả năng phân tích, xử lý những vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng tự học, tiếp tục nghiên cứu độc lập;
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu;
  • Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động tại đơn vị công tác.

Kỹ năng ngoại ngữ

 

Kỹ năng tin học

  • Sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến hoạt động chuyên môn.

3

Thái độ, ý thức xã hội

Thái độ và hành vi

  • Tinh thần cầu tiến, học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp;
  • Tinh thần trung thực và trách nhiệm cao trong học thuật, nghiên cứu và làm việc hằng ngày.

Ý thức về cộng đồng, xã hội

  • Tinh thần tập thể, thái độ sẵn sàng tham gia các công tác ứng dụng kiến thức chuyên môn để phục vụ các yêu cầu của Nhà trường, cộng đồng xã hội, đoàn thể;
  • Ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết những vấn đề khó khăn, rắc rối của cộng đồng xã hội;
  • Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường và xã hội khi nghiên cứu, thiết kế các giải pháp hoặc các hệ thống truyền tin vì một mục tiêu phát triển bền vững.

4

Vị trí của người học sau tốt nghiệp

Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng, bằng cấp đã có

  • Chuyên viên thiết kế, vận hành, cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế;
  • Tạo lập công ty và/hoặc thương hiệu riêng;
  • Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan.

5

Khả năng phát triển chuyên môn

Học lên trình độ cao hơn; có công trình nghiên cứu công bố

  • Tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước;
  • Thực hiện các nghiên cứu sâu và/hoặc có công trình nghiên cứu khoa học/sản phẩm ứng dụng được công bố trên các tạp chí và hội thảo ngành.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

1) Phòng Sau đại học - Trường đại học Tôn Đức Thắng

Địa chỉ: B002, Tòa nhà B, Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Facebook: https://www.facebook.com/sgs.tdtu
Điện thoại: +84-28-3775-5059
Email: gradstudies@tdtu.edu.vn

2) Khoa Môi trường & Bảo lao Động

Địa chỉ: Phòng C005, số 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (84-028) 37755047
Fax: (84-028) 37755055
Email: khoamtbhld@tdtu.edu.vn