Nhảy đến nội dung
x

Ý tưởng khoa học tái chế chất thải nhựa tại TDTU

Sự phát triển về kinh tế, xã hội không ngừng của Việt Nam đã kéo theo nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường. Trong đó, lượng chất thải nhựa chiếm 16% trong tổng khối lượng chất thải sinh hoạt hằng ngày của mỗi người là 1,2kg/ngày  (Theo kết quả thống kê của Trung tâm tư vấn về phát triển bền vững của Đà Nẵng, tháng 8/2018). Về cơ bản, hoạt động giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế (Reduce, Recycle and Reuse) vẫn chỉ tồn tại trên cơ sở lý thuyết mà chưa được thực tiễn hóa bằng hành động bảo vệ môi trường khắp cả nước. Khó khăn của việc xã hội hóa hoạt động tái chế chất thải xuất phát từ ý thức kém của số đông người dân, đặc biệt là giới trẻ vẫn chưa có được ý thức tự giác trong trách nhiệm bảo vệ môi trường chung của thành phố.

Puga-2.jpg

Hình 1: Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề nóng về môi trường ở Việt Nam.


Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam. Do đó, giảng viên và sinh viên nhà trường luôn nổ lực trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và đóng góp những sáng kiến hay giúp bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững. Nhằm khuyến khích sinh viên TDTU     tích cực trong việc chiến đấu với ô nhiễm nhựa, một số biện pháp khoa học đã được giảng viên khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động (MT&BHLĐ) đưa ra để hướng dẫn cho sinh viên bắt đầu triển khai nghiên cứu. Giai đoạn đầu tiên liên quan đến việc xây dựng ý thức và sự quan tâm của sinh viên đối với vấn đề ô nhiễm chất thải rắn nhựa trong phạm vi nhà trường. Sau khi ý thức giảm phát thải rác thải nhựa được hình thành sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là hành động và sự tham gia của toàn thể sinh viên cùng thực hiện phân loại chất thải nhựa từ chất thải rắn thông thường. Giai đoạn cuối cùng là lựa chọn giải pháp hiệu quả và bền vững lâu dài để tái chế chất thải nhựa thành các sản phẩm tái chế hữu ích. Tóm lại sau khi hoàn thành 3 giai đoạn trên thì trong tương lai gần TDTU sẽ loại bỏ được vấn đề ô nhiễm nhựa trong phạm vi nhà trường. Ý tưởng này sẽ được giảng viên khoa triển khai thành nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong năm học 2018-2019. Dưới đây là hình minh họa 3 giải pháp xử lý chất thải nhựa dành cho sinh viên TDTU.

  • Bước 1: “Waste-to-Worth Attention booths”: Sinh viên/Giảng viên có thể đổi chai, lon, bình nhựa tại nơi mua hàng như căn tin để được giảm giá khi mua hàng.
  • Bước 2: “Awareness campaigns and workshop”: Tổ chức rộng rãi chiến dịch nâng cao nhận thức về thu hồi và tái chế chất thải nhựa.
  • Bước 3: “Long-term projects”: Thực hiện các dự án nhằm xã hội hóa hoạt động tái chế chất thải nhựa bằng công nghệ thu hồi chất thải nhựa để sản xuất năng lượng và áp dụng enzym để đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học của chất thải nhựa.

Puga-1.jpg 
Hình 2: Ý tưởng nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết “ô nhiễm chất thải nhựa”.