Nhảy đến nội dung
x

Sinh hoạt học thuật: "Giới thiệu màng lọc sinh học (sợi rỗng) - Mitsubishi trong xử lý nước thải"

Ngày 17/04/2024, Khoa Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động đã mời đại diện Công ty cổ phần Môi trường công nghệ xanh về trình bày nội dung "Giới thiệu màng lọc sinh học (sợi rỗng) - Mitsubishi trong xử lý nước thải" nhằm giúp sinh viên được cập nhật thêm kiến thức và kinh nghiệm về nghề Kỹ thuật môi trường, công nghệ màng lọc MBR (Membrane Bioreactor) trong xử lý nước thải, ứng dụng màng lọc sinh học (sợi rỗng) Mitsubishi trong công nghệ MBR.

Báo cáo viên của Công ty cổ phần Môi trường công nghệ xanh là Kỹ sư Đồng Trọng Đạt – Trưởng phòng thiết kế và Kỹ sư Huỳnh Quốc Thái

Nội dung chính của buổi SHHT tập trung vào các vấn đề: giới thiệu công nghệ lọc màng MBR trong xử lý nước thải, ứng dụng của màng sợi rỗng Mitsubishi trong MBR, lắp đặt và vận hành của công nghệ MBR, so sánh công nghệ MBR dùng sợi rỗng Mitsubishi và các công nghệ khác đang được áp dụng trong xử lý nước thải hiện nay.

Nội dung trình bày:

  • Giới thiệu về màng sinh học MBR
    • Công nghệ màng lọc sinh học (Membrane Bioreactor- MBR) là sự kết hợp của quy trình màng như vi lọc (microfiltration- MF) hoặc siêu lọc (Ultrafiltration- UF) vào quy trình xử lý nước thải sinh học, quy trình bùn hoạt tính.
    • Công nghệ MBR hiện được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.
    • Màng MBR với vật liệu polyvinylidene Difluoride (PVDF) là phổ biến nhất do tuổi thọ cao và khả năng kháng hóa chất và cơ học tốt.
    • Màng MBR với các ưu điểm so với công nghệ truyền thống: chất lượng nước vượt trội, vận hành với chất rắn lơ lửng (MLSS) cao, tiết kiệm diện tích và là lựa chọn cho nhu cầu xử lý tái sử dụng nước thải
  • Thông số kỹ thuật của màn MBR
  • Cấu tạo của một khung màn MBR
  • Bảo trì
  • Ứng dụng màng MBR trong công nghiệp
  • Ưu điểm của màng MBR
    • Chất lượng nước đầu ra rất ổn định và tốt hơn so với công nghệ truyền thống
    • Tiết kiệm diện tích xây dựng.
    • Có thể vận hành thấp tải hoặc cao tải, có thể tăng công suất bằng cách lắp đặt thêm các module màng.
    • Giảm lượng bùn xả so với công nghệ truyền thống.
    • Hệ thống vận hành ổn định, không phụ thuộc vào chất lượng bùn trong bể, không bị mất bùn vi sinh và các sự cố khác lên quan đến vi sinh

 

Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt học thuật:

1

Hình 1. Các Giảng viên Khoa Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động, đại diện của Công ty cổ phần Môi trường công nghệ xanh gồm có Kỹ sư Đồng Trọng Đạt – Trưởng phòng thiết kế và Kỹ sư Huỳnh Quốc Thái cùng các bạn sinh viên của Khoa.

 

2

Hình 2. Cô Hồ Ngô Anh Đào - Trưởng Khoa Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động và Cô Nguyễn Thị Hiện đang trao phần quà của Khoa đến với các vị Khách mời.

 

3

Hình 3. Bế mạc buổi Sinh hoạt học thuật với đại diện Công ty cổ phần Môi trường công nghệ xanh