Nhảy đến nội dung
x

Giới thiệu ngành Khoa học Môi trường

Đào tạo đại học - Ngành Khoa học Môi trường (7440301)

Image result for environment

1. GIỚI THIỆU NGÀNH

Khoa học Môi trường đào tạo sinh viên trở thành Kỹ sư trong lĩnh vực Môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Kỹ sư KHMT có năng lực tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật, tư vấn, nhằm giảm thiểu tác động có hại của phát triển kinh tế – xã hội đến môi trường và tài nguyên. Chương trình đào tạo ngành được thiết kế với hơn 45% thời lượng đào tạo đến từ doanh nghiệp và các học phần thực hành tại phòng thí nghiệm; học thực tế tại doanh nghiệp. Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các hoạt động học thuật, dự án nghiên cứu cùng chuyên gia, giảng viên trong và ngoài nước, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành chuyên môn.

Chương trình đào tạo của ngành Khoa học Môi trường được biên soạn theo khung đào tạo của University of Florida, USA, thuộc top 100 các trường đại học trên thế giới.

Tốt nghiệp ngành, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

  • Tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm).
  • Ngoại ngữ: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: (1) Nghiên cứu, điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, các tác động tự nhiên và nhân tạo đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. (2) Kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản trị tài nguyên, phục hồi sinh thái. (3) Đánh giá, phân tích, thiết kế, tư vấn kỹ thuật, quản lý và vận hành các công trình xử lý chất thải hoặc hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp. (4) Tổ chức, thực thi các chương trình xử lý, khắc phục, phòng tránh sự cố môi trường.

2. CHUẨN ĐẦU RA (ELOs)

  • ELO1: Vận dụng (Apply) thành thạo kỹ năng ngoại ngữ, tin học, hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc trong môi trường Quốc tế. Chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học tối thiểu trình độ B1 (quốc tế), từ IELTS 5.0 trở lên (hoặc các chứng chỉ khác tương đương), chứng chỉ tin học MOS 750 điểm.
  • ELO2: Phát triển (Develop) có hệ thống khối kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, kiến thức về tự nhiên và xã hội hỗ trợ cho việc nhận định và giải quyết tình huống trong xử lý các vấn đề liên quan đến Bảo vệ môi trường và tài nguyên.
  • ELO3: Phân tích (Analyze) và vận dụng (Apply) luật và hệ thống văn bản dưới luật, kiến thức về kinh tế, quản trị có liên quan đến môi trường Việt Nam và Quốc tế cho hoạt động tư vấn về bảo vệ môi trường, quản trị các nguồn tài nguyên.
  • ELO4: Lựa chọn (Select) được các giải pháp tối ưu trong kỹ thuật xử lý chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm dựa trên các nguyên lý cơ bản, nguyên tắc áp dụng và thực trạng tại địa phương và doanh nghiệp.
  • ELO5: Ứng dụng (Apply) được các kiến thức sinh thái, tài nguyên và môi trường để xây dựng chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, kỹ thuật phục hồi sinh thái, bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học.
  • ELO6: Tư vấn (Consultant) các dịch vụ về bảo vệ môi trường cho địa phương và doanh nghiệp.
  • ELO7: Xây dựng (Plan) chương trình giáo dục, truyền thông về bảo vệ môi trường; chương trình kiểm soát môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm.
  • ELO8: Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải và chất thải rắn cho doanh nghiệp, đô thị, khu công nghiệp.
  • ELO9: Đề xuất (Create) các giải pháp bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường ở địa phương theo định hướng phát triển bền vững.
  • ELO10: Phát triển (Develop) các hướng nghiên cứu mới về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và năng lượng.
  • ELO11: Phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết và trình bày báo cáo.
  • ELO12: Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
  • ELO13: Hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

3. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Kỹ sư KHMT có đầy đủ năng lực làm việc ở các vị trí sau của doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Số lượng kỹ sư hàng năm được đào tạo đáp ứng được nhu cầu nhân lực hiện nay tại các đơn vị. Theo kết quả thống kê cho thấy, hiện nay có đến trên 95% sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành; 45% sinh viên có việc làm vào năm cuối; hàng năm có trên 55 doanh nghiệp liên hệ tuyển dụng nhân sự; trên 85% doanh nghiệp được hỏi cảm thấy hài lòng về chất lượng đào tạo. Kỹ sư ngành Khoa học Môi trường có thể công tác tại các đơn vị:

  • Phòng môi trường của tất cả các doanh nghiệp sản xuất.
  • Bộ phận quản lý môi trường của các khu công nghiệp.
  • Sở tài nguyên môi trường các tỉnh, thành phố; Phòng tài nguyên môi trường các quận huyện.
  • Viện – Trung tâm nghiên cứu, công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ môi trường.
  • Chuyên gia của các dự án môi trường trong nước và quốc tế…

Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp luôn chọn sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Môi trường tại Đại học Tôn Đức Thắng là ưu tiên:

  • Sở TNMT, Phòng TNMT, Công ty Môi trường đô thị, Công ty Dịch vụ Công ích các quận huyện;
  • Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp (Hepza) thuộc địa bàn Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai;
  • Viện Môi trường & Tài nguyên – ĐH Quốc gia Tp.HCM;
  • Viện Sinh học Nhiệt đới;
  • Phân viên Khoa học Khí tượng Thủy văn & Biến đổi Khí hậu;
  • Trung tâm Chống ngập Tp.HCM; Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng;
  • Công ty thuốc lá Sài Gòn;
  • Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam;
  • Công ty TNHH MTV TM-DV và SX Nhật Quang;
  • Công ty TNHH An Phú Vinh (APV);
  • Công ty CP Cơ điện lạnh Miền Đông;
  •  Công ty Cơ Điện lạnh Ree;
  • Công ty Cơ điện lạnh PME;
  • Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons;
  • Công ty Cổ phần phân bón miền Nam;
  • Công Ty Cổ Phần Công nghiệp Cao Su Miền Nam;
  • Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam (tên cũ Công ty TNHH Xi măng Holcim VN)…